Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ công bố báo cáo: Tập Pháp Luân Công có thể khỏi ung thư

 “Tu luyện Pháp Luân Công có thể giúp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối kéo dài thời gian sống rõ rệt, hơn nữa, các triệu chứng ung thư cũng cũng cải thiện đáng kể,” lời kết của một bài báo gần đây được đăng trên Tạp chí U bướu Lâm sàng (Journal of Clinical Oncology) do Hiệp hội U bướu Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) công bố.

Theo lời của một trong số các tác giả, bác sỹ Đổng Vũ Hồng của Novartis, một công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu ở Basel, Thụy Sỹ, nghiên cứu đã tiến hành phân tích tổng hợp các trường hợp tự báo cáo của các bệnh nhân ung thư Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2015 qua một ứng dụng trên Internet. Các báo cáo hội đủ điều kiện, sẽ được hai bác sỹ thẩm tra lại, đối tượng chỉ bao gồm các trường hợp ung thư giai đoạn cuối với thời gian còn sống dự kiến không quá 12 tháng và các thông tin y tế phải đầy đủ và có thể kiểm chứng được.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập được 152 báo cáo đáp ứng được điều kiện. Các bệnh ung thư gồm ung thư phổi, gan, dạ dày, bạch cầu, thực quản, phụ khoa, ống tụy/mật và trực tràng. Tuổi phát bệnh bình quân từ 53 tuổi. Tất cả bệnh nhân đều bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau khi đã được chẩn đoán mặc bệnh ung thư, hoặc đã điều trị y tế nhưng không có tiến triển. Thời gian tu luyện Pháp Luân Công tính đến ngày báo cáo xấp xỉ 53 tháng.

Nghiên cứu chú trọng đến những trường hợp còn sống thực tế đến ngày báo cáo, cải thiện triệu chứng bệnh và chất lượng cuộc sống.

Trong số 152 bệnh nhân, 149 người hiện vẫn đang còn sống. 97% bệnh nhân báo cáo là các triệu chứng bệnh đã hoàn toàn biến mất. Thời gian sống sót trung bình dự kiến là 5,1 tháng, trong khi thời gian sống thực tế là 56 tháng, lâu hơn đáng kể. Thời gian trung bình để triệu chứng bệnh phục hồi sau khi tu luyện Pháp Luân Công chỉ 3,6 tháng. Một vài chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống sau khi tu luyện Pháp Luân Công cũng cho thấy sự cải thiện rõ nét.

Xét đến các nhân tố chữa bệnh khác, phân tích thống kê cho thấy rằng, thời gian tu luyện Pháp Luân Công chính là nhân tố dự đoán chủ yếu của thời gian còn sống thực tế.

Bài báo này có tiêu đề “Một nghiên cứu quan sát đoàn hệ về những người ung thư giai đoạn cuối còn sống tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc” được công bố cùng thời điểm với cuộc họp thường niên ASCO vào tháng 6, công ước quốc tế lớn nhất về nghiên cứu ung thư và u bướu lâm sàng.

Nghiên cứu này cũng có sự tham gia của năm nhà nghiên cứu khác thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan, Đại học Bắc Carolina-Chapel Hill, Đại học Hoàng gia Luân-đôn, Viện khoa học Tâm-Thân, và Đại học Quốc gia Ilan ở Đài Loan.

(Nguồn Minh Huệ Net)

Bình Luận Với FaceBook

[Fancy_Facebook_Comments order_by="reverse_time"]

TIN Chọn Lọc

TIN MỚI NHẤT